“Thời điểm vàng” để bổ sung nội tiết tố ở phụ nữ

Thời điểm vàng

Nội tiết tố có vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động và quá trình chuyển hóa của cơ thể. Vì những nguyên nhân khác nhau nên đại đa số nữ giới gặp tình trạng suy giảm nội tiết tố ảnh hưởng đến ngoại hình, cảm xúc, sức khỏe,… Và, để cân bằng, nhiều người đã lựa chọn sử dụng viên uống bổ sung nội tiết tố nữ.

Cùng Review 24 Giờ tìm hiểu xem những tình trạng và dấu hiệu của việc thiếu hụt nội tiết tố nữ nhé.

Nội tiết tố nữ là gì?

Nội tiết tố nữ (hormone sinh dục nữ) do các tuyến nội tiết sản xuất ra rồi giải phóng vào máu, có vai trò hỗ trợ phát triển chức năng sinh sản và cân bằng sức khỏe, đời sống tình dục cho nữ giới.

Tùy theo từng độ tuổi mà nội tiết tố nữ sẽ có sự thay đổi. Nếu thiếu hụt nội tiết tố sẽ gây ra hàng loạt ảnh hưởng đến đời sống tình dục, vẻ đẹp của da, hệ xương, tóc,…

6 Cách Bổ Sung Collagen Cho Da Tốt Nhất Bạn Nên Biết | ADIVA

Nội tiết tố nữ gồm 2 loại:

Estrogen: hình thành ở buồng trứng, có vai trò quan trọng với quá trình sinh sản và hoạt động tình dục.

Progesterone: sản sinh ở tuyến thượng thận, buồng trứng và nhau thai. Nồng độ hormone này tăng nhanh trong thai kỳ. Nếu bị giảm nội tiết tố progesterone thì nữ giới sẽ gặp các vấn đề như: kinh nguyệt không đều, khó mang thai, dễ gặp biến chứng thai kỳ.

Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không?

Rối loạn nội tiết tố nữ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất gồm các phản ứng hóa học trong các tế bào của cơ thể giúp biến đổi thức ăn thành năng lượng. Nhiều hormone, quá trình khác nhau liên quan đến quá trình trao đổi chất.

Các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bao gồm: nhịp tim chậm hoặc nhanh, tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, táo bón, tiêu chảy hoặc đi tiểu thường xuyên, tê và ngứa ran trong tay.

Khi nào cần bổ sung nội tiết tố nữ?

Bổ sung nội tiết tố nữ cần được xem xét trong một số trường hợp nhất định. Dưới đây là một số tình huống cần xem xét bổ sung nội tiết tố nữ:

Hệ lụy khi bị rối loạn nội tiết tố nữ

1. Ăn nhiều, tăng cân

Thay đổi nội tiết tố có thể gây tăng cân, đặc biệt trong gia đoạn mãn kinh. Khi thấy cơ thể xanh xao hoặc khó chịu, lượng estrogen giảm xuống sẽ khiến ăn nhiều hơn, ảnh hưởng đến mức độ hormone leptin.

2. Giảm cân đột ngột

Tuyến giáp giúp kiểm soát tốc độ cơ thể biến thức ăn thành nhiên liệu, tác động đến nhịp tim, nhiệt độ trong cơ thể. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều kích thích tố hoặc không tạo ra đủ sẽ khiến cân nặng giảm xuống.

3. Kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt của nữ thường sau khoảng 21 – 35 ngày. Có nhiều nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều, có thể do một số hormone estrogen, progesterone quá cao hoặc quá thấp. Đặc biệt, kinh nguyệt không đều thường xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh, thời gian trước khi mãn kinh ở độ tuổi 40 – 50 tuổi. Tuy nhiên, kinh nguyệt không đều cũng có thể do hội chứng buồng trứng đa nang.

4. Gặp vấn đề về giấc ngủ

Nếu không ngủ đủ giấc hoặc ngủ không ngon cũng ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể. Nồng độ estrogen thấp sẽ gây nóng trong người, đổ mồ hôi đêm khiến khó ngủ.

5. Mụn trứng cá mãn tính

Nổi mụn trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt là điều bình thường nhưng mụn không hết do các vấn đề về nội tiết tố. Sự dư thừa nội tiết tố nam testosterone trong cơ thể nữ có thể khiến tuyến dầu của hoạt động quá sức. Androgen cũng ảnh hưởng đến các tế bào da trong và xung quanh nang lông làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây ra mụn trứng cá.

6. Da khô

Sự thay đổi nội tiết tố khiến da khô, đặc biệt trong thời kỳ mãn kinh, khi da bắt đầu mỏng đi một cách tự nhiên, không thể giữ được nhiều độ ẩm như trước đây. Ngoài ra, vấn đề về tuyến giáp cũng khiến da khô.

7. Hội chứng sương mù não

Thay đổi về estrogen, progesterone khiến não khó ghi nhớ mọi thứ hơn. Estrogen tác động đến các hóa chất trong não gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Các vấn đề về trí nhớ đặc biệt phổ biến trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.

8. Vấn đề về bụng

Ruột có các tế bào nhỏ thụ thể phản ứng với estrogen, progesterone. Khi các hormone này cao hơn hoặc thấp hơn bình thường sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Nếu cơ thể gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc mụn trứng cá, mệt mỏi, lượng hormone sẽ giảm sút.

9. Mệt mỏi liên tục

Mệt mỏi triệu chứng phổ biến nhất của sự mất cân bằng nội tiết tố. Progesterone dư thừa có thể khiến buồn ngủ. Nếu tuyến giáp tạo ra quá ít hormone tuyến giáp sẽ làm cạn kiệt năng lượng trong cơ thể.

10. Đổ mồ hôi đêm

Lượng estrogen thấp gây đổ mồ hôi đêm, nhất là khi bắt đầu mãn kinh.

11. Thay đổi tâm trạng, trầm cảm

Sự suy giảm nội tiết tố nữ hoặc sự thay đổi nhanh chóng về mức độ của chúng có thể gây ra thay đổi tâm trạng, trầm cảm. Estrogen ảnh hưởng đến các hóa chất quan trọng trong não như: serotonin, dopamine, norepinephrine.

12. Rụng tóc và tóc mỏng

Khi các hormone như estrogen giảm xuống, những hormone khác trong cơ như testosterone cũng dễ gây tóc mỏng hoặc rụng tóc. Rụng tóc xảy ra nhiều khi mang thai, mãn kinh hoặc sau khi bắt đầu dùng thuốc tránh thai.

13. Nhức đầu

Trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, khi lượng estrogen đang suy giảm sẽ gây đau đầu thường xuyên hoặc những cơn đau đầu thường xuất hiện vào cùng một thời điểm mỗi tháng cho thấy mức độ hormone đang thay đổi.

14. Khô âm đạo

Nếu nồng độ estrogen giảm do mất cân bằng nội tiết tố sẽ làm giảm dịch âm đạo, gây ra tình trạng căng tức.

15. Giảm ham muốn tình dục

Nếu mức testosterone của bạn thấp hơn bình thường sẽ giảm ham muốn tình dục hơn bình thường.

16. Thay đổi vú

Sự sụt giảm estrogen sẽ làm cho mô vú kém dày đặc hơn. Sự gia tăng hormone làm dày mô này, thậm chí gây ra các khối u hoặc u nang.

17. Khát nước

Cả estrogen, progesterone đều ảnh hưởng đến lượng nước trong cơ thể. Khát nước cũng là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không sản xuất đủ hormone chống lợi tiểu (ADH), giúp giữ lượng nước tốt cho sức khỏe dễ gây ra bệnh đái tháo nhạt.

Đối tượng nào nên dùng thuốc cân bằng nội tiết tố nữ?

Phụ nữ ở mọi độ tuổi đều có thể phải đối diện với tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Ở những giai đoạn sau, cơ thể thường xảy ra mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng tới sắc đẹp, tâm lý và sinh lý của phụ nữ. Vì vậy, ở độ tuổi này, chị em có thể áp dụng các biện pháp bổ sung nội tiết tố nữ để duy trì sự trẻ khỏe:

Những dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ cần được nhận biết sớm và điều trị kịp thời

– Giai đoạn sau khi sinh con;
– Giai đoạn tuổi 30;
– Giai đoạn 35 – 40 tuổi;
– Giai đoạn tiền mãn kinh (khoảng 40 – 50 tuổi);
– Giai đoạn mãn kinh (ngoài 50 tuổi).

Ăn gì để tăng nội tiết tố nữ hiệu quả?

Phụ nữ nên bổ sung chất béo lành mạnh, chất xơ và Protein, Calo vào khẩu phần ăn để tăng nội tiết tố nữ. Các thực phẩm này khi dung nạp vào cơ thể sẽ tác động đến việc sinh sản ra các Hormone. Sau đây là các loại thực thực phẩm tốt cho nội tiết tố nữ mà chị em nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

phụ nữ rạng ngời

1. Đậu nành

Đậu nành chứa dồi dào Isoflavone, giúp giảm nguy cơ ung thư vú, kiểm soát các triệu chứng mãn kinh. Điều chỉnh mức Cholesterol và kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim. Phụ nữ dễ dàng bổ sung nội tiết tố nữ bằng các sản phẩm chứa Isoflavone như đậu phụ, sữa đậu nành và đậu nành non.

2. Hạt lanh

Hạt lanh giàu Phytoestrogen Lignans. Thực tế, hạt lanh có hàm lượng Lignan cao gấp 800 lần so với bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hạt lanh hữu ích cho phụ nữ trải qua các triệu chứng mãn kinh. Loại hạt giàu Phytoestrogen này, cũng có lợi trong việc giảm nguy cơ ung thư vú.

3. Hoa quả sấy

Ngoài ngon miệng, tốt cho sức khỏe và giàu chất xơ, trái cây sấy như mơ khô, chà là, mận khô, nho khô… còn cung cấp chất Phytoestrogen cho những người muốn tăng mức Estrogen. Quả mơ khô chứa lượng Phytoestrogen cao, tiếp đến là chà là, mận khô và nho khô. Lượng Isoflavone và Lignan cao trong các loại trái cây sấy khô giúp cải thiện các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, thay đổi tâm trạng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

4. Đậu xanh

Giàu Canxi, Magiê và chất xơ, loại đậu này giúp xương chắc khỏe và tiêu hóa tốt. Hàm lượng Phytoestrogen cao, giúp đậu xanh trở thành món ăn nhẹ hữu ích cho phụ nữ có nồng độ Estrogen thấp trong thời kỳ mãn kinh.

Đặc biệt, trong đậu xanh dồi dào Isoflavone (hay còn được gọi là Biochanin A). Giúp làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.

9 lợi ích của đậu xanh - VnExpress Sức khỏe

5. Hạnh nhân

Hạnh nhân chứa vô số Vitamin và khoáng chất, có lợi cho sức khỏe và giúp tăng lượng Estrogen trong cơ thể. Hãy bổ sung hạnh nhân vào thực đơn hàng ngày để tăng nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, cần ăn ở mức độ vừa phải do hạnh nhân chứa lượng lớn chất béo và Calo.

6. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như hạt lanh, lúa mạch đen, lúa mì, lúa mạch hoặc yến mạch. Loại thực phẩm này chứa hàm lượng Lignan cao tự nhiên, dễ dàng bổ sung khi ăn bánh mì chứa ngũ cốc để tăng Estrogen.

Sử dụng thuốc để bổ sung nội tiết tố nữ

Đánh giá] Sâm Angela có tốt không? Có nên sử dụng không?

Thuốc nội tiết tố nữ chứa estrogen

Thuốc nội tiết tố nữ chứa estrogen có các tác dụng như sau:

  • Điều trị tử cung kém phát triển: thuốc estrogen giúp phát triển cả số lượng cũng như chiều dài sợi cơ tử cung.
  • Điều trị thai lưu: thuốc estrogen có tác dụng tăng sự nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin, tăng cường co bóp tử cung để đẩy thai lưu ra.
  • Điều trị kinh nguyệt: nhờ tác dụng tái tạo niêm mạc tử cung nhanh chóng, thuốc chứa estrogen thường được dùng trong điều trị kinh nguyệt thưa, chu kỳ kinh nguyệt nhân tạo.
  • Điều trị vô sinh: thuốc nội tiết tố nữ có chứa estrogen giúp kích thích tiết chất nhầy, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng có thể di chuyển đến cơ quan sinh dục để thụ thai.
  • Điều trị viêm, teo âm đạo: ở những trường hợp viêm, teo âm đạo do thiếu estrogen, sử dụng thuốc nội tiết tố giúp phát triển các tế bào biểu mô âm đạo.
  •  Điều trị viêm, teo âm hộ: ở phụ nữ đã phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hoặc lớn tuổi, thiếu estrogen có thể gây viêm, teo, ngứa âm hộ. Vì vậy, thuốc nội tiết tố nữ chứa estrogen được chỉ định vì có tác dụng phát triển môi lớn, môi bé âm hộ.
  •  Điều trị phát triển tuyến vú: một số trường hợp thiếu estrogen bẩm sinh làm tuyến vú kém phát triển. Có thể sử dụng thuốc estrogen vì có tác dụng kích thích phát triển các tuyến sữa của vú.

Thuốc nội tiết tố nữ chứa progestin

Thuốc nội tiết tố nữ chứa progestin có các tác dụng sau:

  • Điều trị u xơ tử cung: thuốc progestin có tác dụng ngăn chặn các tổ chức xơ trong tử cung phát triển, cụ thể trong trường hợp khối u xơ tử cung nhỏ.
  • Điều trị giữ thai: ngược với estrogen, progestin làm giảm co bóp tử cung nên được dùng để điều trị giữ thai nhi.
  • Điều trị ung thư niêm mạc tử cung hoặc di căn: thuốc nội tiết tố nữ chứa progestin có thể làm lớp niêm mạc tử cung teo lại. Do đó, với những trường hợp không thể sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị khối niêm mạc tử cung, hoặc di căn khối u, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc chứa nội tiết tố điều trị.
  • Điều trị vô sinh: kết hợp estrogen và progestin giúp làm dày lớp niêm mạc tử cung để trứng làm tổ trong điều trị vô sinh.
  • Điều trị kinh nguyệt: cũng như estrogen, thuốc nội tiết tố nữ chứa progestin có tác dụng tạo chu kỳ kinh nguyệt nhân tạo.
  • Tránh thai: trong một số loại thuốc tránh thai đều có thành phần chính là progestin.
  • Điều trị u xơ, phì đại tuyến vú: khác với estrogen, progestin có tác dụng teo tuyến vú, vì vậy thường được chỉ định trong các trường hợp phì đại tuyến vú, u xơ tuyến vú.

Những lưu ý đối với phụ nữ mãn kinh khi dùng thuốc nội tiết tố nữ

Phụ nữ mãn kinh thường sử dụng các loại thuốc nội tiết tố nữ có chứa estrogen hoặc progestin để làm giảm các triệu chứng do thiếu các hormone này gây ra khi đến thời kỳ mãn kinh như khô âm đạo, bốc hỏa, … Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần lưu ý là nên uống thuốc ở liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Bên cạnh đó, những trường hợp phụ nữ không xuất hiện kinh nguyệt. Nghi ngờ đang có thai hoặc bị chảy máu âm đạo cũng nên lưu ý trong việc dùng thuốc. Thuốc nội tiết tố nữ chống chỉ định với những người mắc bệnh gan, huyết khối, đau tim, đột quỵ, ung thư.
Có thể bạn đang tìm: Nội tiết tố nữ Agela Gold 

Bình luận