Tất Tần Tật về một lễ cưới đầy đủ và chi tiết nhất

Khi tình yêu đủ lớn đôi bạn sẽ bắt đầu có những kế hoạch cho việc về chung một nhà. Việc tổ chức tiệc cưới cũng như nấu một món ăn, đòi hỏi người đầu bếp phải thật tinh tế để có thể lựa chọn những gia vị phù hợp và nêm nếm sao cho hoàn hảo nhất. Khi chuẩn bị đám cưới mỗi công đoạn đều như một loại gia vị tạo thêm sức hấp dẫn, ấn tượng cho buổi hôn lễ. Vậy cần làm gì để có một ngày chung đôi thật đặc sắc?

Hãy cùng review 24 giờ “bỏ túi” những gợi ý sau đây để việc tổ chức đám cưới được diễn ra suôn sẻ và thành công nhất nhé!

1. Thời điểm làm lễ gia tiên

Lễ gia tiên được thực hiện ở cả lễ ăn hỏi và lễ cưới.

Với đám hỏi, lễ gia tiên chỉ diễn ra tại nhà gái. Tới ngày cưới, lễ gia tiên sẽ tiến hành ở cả hai gia đình.


lễ gia tiên

2. Lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên

lễ cưới

Bàn lễ gia tiên ngày cưới cần phải được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ. Treo chữ hỷ hay câu đối về ngày cưới để thêm phần trang trọng nhưng cần có đủ: lư đồng, bát nhang, trà, nhang,…
Nhà trai sẽ chuẩn bị đôi đèn cầy này đặt trong mâm tráp đem qua nhà gái. Nhà gái sẽ chuẩn bị sẵn một cặp chân nến và thắp trên bàn thờ tổ tiên trong ngày đón dâu. Để chân và đèn cầy khớp nhau. Hai nhà nên thống nhất trước kích cỡ, để khi làm lễ gia tiên không mắc phải những điều sai sót.

3. Trình tự thủ tục lễ gia tiên tại họ nhà gái

Nhà trai khi đến nhà gái sắp xếp thứ tự ngay ngắn, chỉnh tề đội ngũ khoảng 100-200m trước khi vào nhà gái.

bê quả

 

Thứ tự sắp xếp của nhà trai sẽ là chủ hôn nhà trai hoặc ông bà đi đầu tiên, sau đến cha mẹ và chú rể, kế đến là đội bưng mâm quả, sau cùng là bà con họ hàng, bạn bè.

Người đại diện nhà trai và rể phụ bưng khay trầu rượu đi phía trước để tới thưa chuyện về hôn nhân của đôi uyên ương và ngỏ ý đón cô dâu mới về nhà. Người đại diện nhà gái đồng ý. Sau đó rể phụ rót ra hai ly rượu để hai ông đại diện cụng ly, uống rượu và bắt tay nhau.

 

đại diện họ nhà trai
Đoàn nhà trai theo thứ tự đã sắp xếp trước di chuyển đến trước cổng nhà gái. Tiến hành nghi thức trao mâm quả giữa đội bưng quả nhà trai và đội bưng quả nhà gái. Đoàn nhà trai bước qua cổng nhà gái. Các phụ dâu đỡ quả đi vào sau đoàn nhà trai.

nhà trai
Hai gia đình ổn định chỗ ngồi. Nhà gái mời nhà trai dùng trà và bánh kẹo. Sau đó đại diện nhà trai xin phép nhà gái để trình mâm quả sính lễ. Mẹ của cô dâu sẽ đại diện nhà gái ra nhận sính lễ.
đeo hoa tai
Chủ hôn nhà trai xin phép cho mời cô dâu ra mắt hai họ. Mẹ hoặc dì sẽ dẫn cô dâu từ nhà trong đi ra. Cô dâu ra mắt, cúi chào hai họ. Chú rể tiến đến trao hoa cầm tay cho cô dâu. Cô dâu – chú rể đứng giữa trao nhẫn cưới trước sự chứng kiến của hai gia đình. Đồng thời, Mẹ chồng hoặc bậc nữ trưởng thượng nhà gái trao nữ trang cho Cô Dâu: dây chuyền, bông tai…

Trước khi cô dâu về nhà chồng, cả chú rể và cô dâu phải lên làm lễ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.
lễ bái
Sau đó, cô dâu – chú rể mời trà cha mẹ và các bậc trưởng bối hai bên. Trong lúc này, gia đình nhà gái sẽ trao quà cho hai vợ chồng. Hai gia đình ăn bánh, uống trà, chờ đến giờ tốt để xuất giá. Đại diện nhà trai xin phép được đón dâu và rót rượu mời đại diện nhà gái. Hai chủ hôn bắt tay chào nhau.
Tiến hành nghi thức “lại quả” (trả quả, thường nhà gái sẽ giữ lại một nửa số lễ nhà trai mang qua sau đó nhà trai mang một nửa về). Hai gia đình xuất phát qua nhà trai để đưa dâu.

4. Trình tự thủ tục lễ gia tiên tại họ nhà trai

lễ cưới

Khi đoàn rước dâu về tới nhà trai, cô dâu chú rể sẽ tiếp tục tiến hành trình tự thủ tục lễ gia tiên ra mắt tổ tiên tương tự như nghi lễ tại họ nhà gái.
– Thành phần tham gia: Một số gia đình chỉ có bố mẹ chú rể và đôi uyên ương tham gia vào lễ thắp hương trên bàn thờ. Tuy nhiên, một số gia đình khác lại sửa soạn một bàn thờ nhỏ đặt trong phòng khách để tượng trưng cho bàn thờ gia tiên và tất cả thành phần đoàn đưa, rước dâu đều được chứng kiến nghi lễ này.
– Nghi thức: Bố chú rể hoặc đại diện trong họ nhà trai cũng sẽ là người thắp hương, lên đèn trên bàn thờ và đọc bài khấn báo cáo tổ tiên. Cô dâu chú rể sẽ làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc người đại diện. Sau khi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, cô dâu chú rể sẽ cùng cúi lạy bố mẹ chú rể và mời nước các bậc cao tuổi trong nhà.

5. Các hình thức tổ chức tiệc cưới

Đám cưới thường có nhiều hình thức tổ chức, tùy vào sở thích, điều kiện tài chính mà hai bên gia đình sẽ thảo luận và đưa ra lựa chọn phù hợp, tiện lợi nhất. Dưới đây là một vài hình thức tổ chức đám cưới phổ biến mà bạn nên biết.

Tổ chức đám cưới tại gia

lễ cưới
Tổ chức cưới tại tư gia được xem là hình thức phổ biến và lâu đời của truyền thống cưới hỏi Việt Nam ta. Với những gia đình có khuôn viên rộng rãi thì đây sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Bởi tiệc cưới tại nhà thường đem đến sự ấm cúng, rộn ràng và tự do. Bên cạnh đó, nó còn giúp tiết kiệm chi phí cũng như đem đến sự thuận tiện cho khách mời. Ngoài ra, khi tổ chức hôn lễ tại nhà bạn sẽ thoải mái hơn trong việc kéo dài khung giờ chung vui mà không lo giới hạn về thời gian. 
Tuy nhiên, tiệc cưới tại nhà lại khiến bạn phải tự mình chuẩn bị nhiều công đoạn hơn như thuê MC, phông rạp cưới, bàn ghế, thuê dịch vụ ẩm thực, trang trí không gian.  Ngoài ra, sau khi bữa tiệc kết thúc gia đình bạn sẽ khá vất vả cho việc dọn dẹp, sắp xếp mọi thứ. Nếu trời quá nóng hoặc mưa thì tổ chức cưới tại nhà cũng sẽ gặp nhiều bất lợi. Khiến khách mời cảm thấy quá nóng vì không có hệ thống máy lạnh hay cảm giác khó chịu vì sự ảnh hưởng của mưa gió. Bên cạnh đó, không gian cưới sẽ không được lung linh, nên thơ. Vì vậy, bạn nên cân nhắc khi chọn hình thức tổ chức tiệc cưới tại nhà nhé!

Tổ chức đám cưới ngoài trời

cưới ngoài trời

Với sự hội nhập văn hoá rộng rãi như hiện nay, nhiều cặp đôi đã chọn cách thức tổ chức hôn lễ ngoài trời đậm chất phương Tây. Tiệc cưới được tổ chức trong khung cảnh gần gũi thiên nhiên, trong lành mang đến sự hào hứng cho khách mời. Bên cạnh đó, với vẻ đẹp tự nhiên của ánh nắng dịu nhẹ. Ánh trăng thơ mộng, gió trời mát mẻ, tiếng chim hót, mùi hương cỏ cây,… dường như mang đến một không gian vô cùng lãng mạn cho các cặp đôi. Khiến cảm xúc được thăng hoa và để lại dấu ấn đậm nét trong lòng mỗi người khi dự tiệc. 
Tiệc cưới ngoài trời thường được tổ chức ở những địa điểm như sân thượng, bãi biển, vườn nhà, núi rừng,… Việc tận dụng sắc đẹp của thiên nhiên giúp cho cô dâu chú rể thỏa sức sáng tạo. Thể hiện cá tính thú vị thông qua việc trang trí cho không gian cưới. Tuy nhiên, việc tổ chức ngoài trời thường sẽ gặp bất lợi về thời tiết.

Tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng, khách sạn hay trung tâm

Nếu không gian nhà của bạn không đủ lớn và tiêu chí cưới của bạn là tiện, đẹp, nhanh chóng thì tổ chức hôn lễ tại nhà hàng, khách sạn hay trung tâm chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Ngày càng có nhiều cặp đôi hiện đại lựa chọn hình thức đãi tiệc tiện lợi này. Bên cạnh đó, các đơn vị tổ chức tiệc sẽ mang đến những dịch vụ trọn gói đảm bảo thực hiện từ A – Z mọi bước tổ chức. Vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí vừa không phải tốn công khi phải tự mình chuẩn bị từng chi tiết nhỏ.

tiệc cưới khách sạn
Ngoài ra, tổ chức hôn lễ tại bên cung cấp dịch vụ còn mang đến những ưu điểm khác như:

– Tiết kiệm thời gian cho người thân vì không cần lo lắng những bước tổ chức
– Không gian diễn ra buổi lễ rộng lớn, sang trọng, thoải mái, quy mô phong phú
– Đa dạng những phong cách trang trí tiệc, thậm chí bạn có thể yêu cầu thêm thắt chi tiết để phù hợp với chủ đề cưới bạn mong muốn
– Đầu bếp chuyên nghiệp, tay nghề cao đảm bảo hương vị thơm ngon cũng như hình thức bắt mắt của những món ăn
– Đội ngũ nhân viên phục vụ thân thiện, linh hoạt, thấu hiểu nhu cầu khách mời
– Có đầy đủ những dịch vụ như MC, ca sĩ, nhạc sĩ, ban nhạc,…
– Nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, quà tặng cưới thiết thực,…
– Tạo không gian lung linh cho những bức ảnh cưới tuyệt đẹp
– Hệ thống  trang thiết bị như ánh sáng, âm thanh, điều hoà, màn hình chiếu,… hiện đại đảm bảo mang đến những cung bậc cảm xúc hoàn hảo.

6. Những phần việc khác trong lễ cưới

nhẫn cưới

Ngoài những công đoạn cần chuẩn bị cơ bản trên, một vài hạng mục quan trọng không kém đó là:

– Chọn mẫu thiệp cưới, in ấn
– Mua nhẫn cưới, những phụ kiện khác như giày, cà vạt, kẹp tóc, vòng tay, vòng cổ,…
– Thuê, may hoặc mua trang phục cưới
– Chụp ảnh cưới
– Thuê chuyên gia makeup, làm tóc
– Liên hệ thuê xe hoa, xe chở bà con khi đưa, rước dâu
– Đặt hoa cưới
– Thuê đơn vị quay phóng sự và chụp ảnh trong tiệc cưới
– Thuê dịch vụ trang trí tại nhà, bàn thờ gia tiên
– Sửa soạn, dọn dẹp nhà cửa
– Mua sắm đồ dùng, trang trí cho phòng tân hôn
– Chọn hoặc thuê đội bưng lễ
– Kiểm tra sức khỏe
– Đăng ký kết hôn
– Lên ý tưởng mở màn cưới ấn tượng như hát, nhảy, làm video,…
– Lên kế hoạch cho tuần trăng mật.

7. Làm sao để tổ chức tiệc cưới tiết kiệm nhất

chi phí cưới

Chi phí cưới luôn là vấn đề khiến nhiều cặp đôi quan tâm. Làm sao để tổ chức một buổi tiệc ấm cúng nhưng vẫn tiết kiệm?

– Săn các gói chụp ảnh cưới khuyến mãi
– Áp dụng những ưu đãi cưới của trung tâm tổ chức
– Nhờ bạn bè trang trí nhà cửa, không gian cho phòng tân hôn
– Tránh tổ chức cưới vào những ngày lễ trong năm
– Giản tiện tối đa các thủ tục, nghi lễ cưới không cần thiết
– Nên thuê trang phục cưới và dùng dịch vụ trọn gói về váy cưới, vest chú rể, trang điểm,…
– Chọn đơn vị chụp ảnh cưới có tay nghề chứ không cần quá nổi tiếng
– Chọn thiệp mời đơn giản nhưng vẫn phong cách
– Giảm số lượng phụ dâu
– Tự cắm hoa đặt giữa bàn
– Đặt một mẫu bánh cưới có thiết kế đơn giản, sau đó trang trí nó với hoa tươi
– Tìm ban nhạc cho đám cưới càng sớm càng tốt
– Chọn những loại hoa đang vào mùa
– Đặt câu hỏi về tính hữu ích trước khi mua bất cứ món đồ nào
– Chọn giày bít mũi sẽ tiết kiệm tiền làm móng
– Chọn hoa cưới bó tròn thay vì bó dài.
Bài viết trên đây là tổng hợp những quy trình cho một tiệc cưới đầy đủ và chi tiết nhất. Chúc các cặp đôi có một mùa cưới trọn vẹn và ý nghĩa nhất.
Bình luận