Phong tục tết cổ truyền Việt Nam

tết cổ truyền

Tết nguyên đán được xem là một trong những văn hóa quan trọng nhất của người Việt Nam. Bởi lẽ, đây chính là hình thức giúp con người Việt dù có đi đâu cũng nhớ về cội nguồn quê hương đất nước.

Tết Nguyên Đán cũng chính là việc mọi người trở về nhà sum họp, hỏi thăm nhau sau một năm dài xa nhà. Đây là một ngày lễ rất quan trọng với người Việt, bởi vậy trong ngày Tết cổ truyền này có những phong tục tập quán đã được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận bây giờ và dần trở thành nét đẹp trong văn hóa ngày Tết, những phong tục này cũng chính là thay cho lời chúc một năm mới may mắn, bình an.

Cùng Review 24 giờ tìm hiểu thêm những phong tục mà chỉ có tết nguyên đán mới có.

Những hoạt động trước tết nguyên đán

Tết Nguyên Đán Là Gì? Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Ngày Tết Nguyên Đán | Nguyễn  Kim | Nguyễn Kim Blog

Trước tết chính là khoảng thời gian khiến con người ta luôn cảm thấy háo hức và không khí xuân tràn ngập khắp các nẻo đường. Nhà nào nhà nấy đều sắm sửa trang hoàng, dọn sân vườn, mua mứt mua bánh, sắm sửa quần áo, chỉnh sửa lại những chậu mai,…Khiến cho những người con đi làm ăn xa xứ cũng mong đến ngày được nghĩ để mà trở về nhà sau một năm đi làm vất vả.

Sửa sang lại cây mai

Tầm độ chừng 15 tháng chạp, công việc dành cho các cánh đàn ông trong gia đình chính là tuốt lá cây mai để mà kịp cho ngày mùng 1 đầu năm hoa ra đúng vụ. Vì mọi người thường quan niệm rằng, hoa mai nở vào mùng 1 chính là đem may mắn và tài lộc vào nhà.

Dọn dẹp nhà cửa, khu vườn

Một hình thức không thể thiếu đối với những gia đình có sân vườn rộng rãi. Hình ảnh ông bố chặt những nhánh xây xuề xòa, dọn dẹp đi những đám cỏ xum xuê, mẹ thì tranh thủ nhặt những nhánh cây đem chặt ra rồi bỏ sang một góc để cho kịp khô mà nấu bánh tét, bánh chưng.

Dọn dẹp nhà cửa một cách sạch sẽ, trang hoàng cũng là cách giúp cho ngôi nhà tràn đầy vượng khí tốt và chào đón năm mới một cách phấn khởi.

Bài viết chi tiết

Đưa ông công, ông táo về trời

Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày Ông Táo phải về trời để báo cáo những việc đã xảy ra trong một năm ở mỗi gia đình.

Theo đó, các gia đình sẽ dọn dẹp bếp núc sạch sẽ, cúng cá chép để Ông Táo cưỡi về trời với hy vọng năm mới sẽ tiếp tục được phù hộ cho gia đạo bình an. Cá chép sau khi cúng sẽ được thả về với sông hồ, cũng là cách để thể hiện tấm lòng từ bi bác ái của người Việt.

Đi chợ sắm tết

Đây chính là khúc mà ai cũng đều thích thú. Đi chợ tết chính là một hình thức mà người Việt không thể bỏ qua dù cho năm đó có làm ăn thua lỗ hay giàu có.

Các bà các mẹ hoặc những nhà nông đều rất thích khoảng thời gian này. Nhà nào trồng hoa, trồng trái cây, lá gói bánh,… đều mang ra chợ để có thể kiếm được chút ít tiền về sắm sửa cho nhà cửa của mình.

Chợ quê 30 tết có gì mà sao người trẻ ai cũng muốn đi chợ?

Những quầy thịt, quầy rau, quầy bánh mứt, hàng mã, hay những trái cây tháp bánh được kết thành một giỏ quà qua đôi bàn tay khéo léo của các thợ làng cũng góp phần cho chợ tết trở nên nhộn nhịp và ý nghĩa hơn hẳn.

Các em nhỏ lon ton theo mẹ ra chợ để được sắm những bộ quần áo mới cho bằng bạn bằng bè. Các mẹ thì lo mua thịt, mua mứt, mua hoa, trái cây, mua lá gói bánh, bột đổ bánh,…. Còn các ông bố sẽ ngắm nghía những chậu quất, chậu hoa, nhánh mai nhánh đào, chậu cúc,.. để trang trí cho nhà cửa thêm phần khang trang hơn.

Với những người con xa quê thì không thể nào tập trung làm việc vì cứ mong cho đến ngày bắt được chuyến xe để trở về đoàn viên cùng với gia đình.

Bạn có thể chọn mua bánh mứt tại đây nhé: Ăn vặt nhà cô ba

Gói bánh chưng, bánh tét

Trong tuổi thơ của rất nhiều người Việt, được cùng gia đình gói bánh chưng và trông nồi bánh mỗi dịp Tết trở thành ký ức sâu sắc và đầm ấm không thể nào quên. Cứ đến 29,30 Tết, cả gia đình lại được quây quần bên nhau, cùng làm ra những chiếc bánh dâng ông bà tổ tiên hoặc thân tặng người thân trong gia đình đã trở thành hoạt động không thể thiếu, giúp phong vị Tết càng thêm đậm đà.

Người dân tất bật gói bánh chưng chuẩn bị đón Tết Nguyên đán 2023 |  baotintuc.vn

Bày mâm ngũ quả

Bày mâm ngũ quả là một trong những hoạt động ngày Tết không thể thiếu của hầu hết mọi gia đình Việt. Quan niệm dân gian cho rằng Tết là dịp ông bà tổ tiên sẽ về sum vầy với con cháu nên ngoài việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, mâm ngũ quả phải luôn được chuẩn bị chu đáo để bày biện trên bàn thờ gia tiên.

Mỗi vùng miền sẽ có những ước định riêng về các loại trái cây bày trên mâm. Chẳng hạn như Tết miền Bắc sẽ chọn 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau tượng trưng cho ngũ hành, miền Nam sẽ ưu tiên các loại quả như mãng cầu, đu đủ, dừa và xoài để cầu mong sung túc, may mắn sẽ đến trong năm mới. Mỗi vùng miền đều có phong tục bày trí mâm ngũ quả khác nhau tuy nhiên đều mang ý nghĩa cầu mong cho một năm mới hạnh phúc và may mắn.

Cúng Tất niên

Theo phong tục Việt Nam, cứ đến ngày 30 Tết là các gia đình lại chuẩn bị một mâm cơm cúng để tạ ơn trời đất và những người đã khuất phù hộ cho một năm suôn sẻ, cũng như cầu mong một năm mới tốt đẹp hơn.

Tất niên – Wikipedia tiếng Việt

Việc này nhằm đánh dấu kết thúc một năm cũ và mời ông bà tổ tiên, những người đã khuất về chung vui Tết cùng con cháu. Đây là hoạt động ngày Tết không thể thiếu ở bất cứ vùng miền nào. Đây là dịp để người thân trong gia đình tụ họp, cùng nhau dùng bữa cơm cuối năm và trò chuyện về những điều đã qua.

Đón Giao Thừa

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người Việt thường có thói quen bày mâm cúng để đón Giao Thừa.

Ấm cúng bên gia đình hay vui vẻ cùng bạn bè đêm giao thừa?

Đây là tục lệ đã có từ lâu đời, nhằm cầu mong may mắn, bình an cho năm mới. Ngoài ra, tùy vùng miền mà mọi người có thể đi hái lộc đầu năm. Đến viếng các đền chùa hoặc cùng gia đình chờ xem bắn pháo hoa với mong muốn một năm mới hạnh phúc, an yên.

Hoạt động thường niên trong Tết

Xông đất

Theo quan niệm dân gian, thời gian xông đất đầu năm được tính từ giao thừa. Ai đến nhà đầu tiên chính là người xông đất của gia đình. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến may mắn, tài lộc trong năm tới của gia chủ. Đó cũng là lý do nhiều gia đình nhờ người hợp tuổi đến xông đất vào dịp năm mới. Ngoài ra, nhiều gia đình cũng tự xông đất cho mình bằng cách về nhà sau giao thừa kèm cành lộc cầu may.

Xông đất là gì? Cách chọn người xông đất năm Quý Mão 2023
Đi chùa đầu năm

Đi chùa đầu năm cũng là hoạt động ngày Tết quen thuộc của nhiều gia đình. Mọi người thường ăn mặc trang trọng, đến đền chùa thắp nhang niệm phật để tâm hồn được thanh tịnh. Mong cầu sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình. Đây là hoạt động tâm linh ý nghĩa, đã được tiếp nối qua rất nhiều thế hệ.

Đi lễ chùa đầu năm Tân Sửu cần làm gì để cầu bình an, tài lộc?

Tảo mộ

Vào ngày đầu tiên của năm mới, mọi người trong gia đình sẽ dậy thật sớm, chuẩn bị nhang đèn để đi thăm viếng mộ ông bà tổ tiên. Đây là cách để tưởng nhớ những người đã khuất, để con cháu biết đến nguồn cội gia đình.

Lì xì và chúc Tết đến người thân, bạn bè

Xuyên suốt những ngày Tết, tục lệ lì xì và chúc Tết người thân bạn bè là một trong những hoạt động trong ngày Tết ý nghĩa mà mọi người đều gìn giữ. Sau một năm bận rộn, đây chính là dịp để mọi người ghé thăm nhau. Gửi những phong bao lì xì với lời cầu chúc may mắn, bình an đến con cháu và những người lớn tuổi trong gia đình.

Xông đất là gì? Cách chọn người xông đất năm Quý Mão 2023

Không chỉ là khoảng thời gian để các thành viên trong gia đình đoàn tụ sau một năm làm việc. Tết còn là dịp con cháu bày tỏ lòng thành kính đến bậc sinh thành, gửi đến họ những lời chúc tốt đẹp, ý nghĩa nhất.

Hóa vàng( Cúng đưa ông bà )

Về các hoạt động trong ngày Tết, tục hóa vàng cũng là một trong những nghi lễ không thể thiếu. Thông thường, từ mồng 3 đến mồng 10 tháng Giêng, các gia đình sẽ đốt vàng mã để tiễn ông bà, tổ tiên về trời. Ngoài ra, lễ hóa vàng cũng được xem là lễ nghênh đón thần tài về với gia đình. Cầu mong một năm mới làm ăn thuận lợi, tài lộc tấn tới.

Trên đây chính là những phong tục tập quán và văn hóa tết cổ truyền của người Việt Nam. Hi vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của ngày tết cũng như những văn hóa tốt đẹp mà ông bà xa xưa đã để lại để con cháu có thể lưu truyền và phát huy.

Bình luận