Trải dài trên mảnh đất hình chữ S của Việt Nam có vô vàn những cảnh sắc, con người, lễ hội, văn hóa,…. Nhưng chưa chắc bạn đã biết hết tất cả những phong tục tập quán của từng vùng miền.
Việt Nam được chia thành 3 vùng miền chính đó là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Mỗi vùng miền đều mang một nền văn hóa 3 miền, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về vùng miền đã mang lại cho Việt Nam một nền văn hóa phong phú và đa dạng.
Review 24 giờ hôm nay sẽ chia sẻ cho các bạn hiểu rõ hơn về những phong tục, lễ hội và nét đặc trưng của từng vùng miền trên mảnh đất phong phú và đa dạng này.
TỔNG HỢP VĂN HÓA 3 MIỀN BẮC, TRUNG, NAM ĐẶC SẮC NHẤT
Lãnh thổ Việt Nam đặc trưng bởi hình chữ S, sự khác biệt về cấu trúc địa hình, phân bố vùng miền. Và với 54 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống đã tạo ra phong tục tập quán. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc giữ 3 miền Bắc Trung Nam. Chính vì điều này đã tạo ra những nét chấm phá riêng biệt về một đất nước Việt nam tươi đẹp trong trái tim của mỗi con người.
1 . VĂN HÓA MIỀN BẮC TRONG 3 MIỀN
Miền Bắc Việt Nam hấp dẫn du khách không chỉ bởi những danh lam thắng cảnh mà còn bởi những nét văn hóa đẹp. Nền văn hóa miền Bắc Việt Nam vừa tiếp thu những tinh hoa của các nền văn hóa khác vừa giữ được những nét riêng.
Trang phục truyền thống miền Bắc
Ở miền Bắc, có hai loại trang phục truyền thống là áo dài, khăn đóng cho nam và áo tứ thân dành cho nữ. Đã trở thành đặc trưng của con người miền Bắc. Về đặc điểm và lịch sử ra đời, hai loại trang phục này hoàn toàn khác biệt.
Áo tứ thân là một loại trang phục truyền thống mang vẻ đẹp xa xưa của người phụ nữ Bắc Việt Nam một thời. Chiếc áo mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, tượng trưng cho những đức tính, truyền thống của người phụ nữ xưa. Đó là những con người mộc lại nhưng lại rất cuốn hút, luôn cần lao, chăm chỉ làm việc.
Phong tục Tết Nguyên Đán
Ở miền Bắc, người dân thường rất coi trọng Tết Nguyên Đán nên Tết là dịp lễ có nhiều nghi thức. Phong tục trịnh trọng để cầu mong một năm mới an lành, may mắn.
Trưng hoa đào, chưng quất: Hoa đào là một đặc trưng không thể thiếu của người Bắc. Hoa đào có màu hồng đỏ không chỉ đem lại sự may mắn cho năm mới mà còn tạo nên không khí tươi vui, rộn ràng.
Mâm cỗ Tết: Người miền Bắc rất coi trọng mâm cỗ Tết. Cho nên lúc nào cũng phải đầy đủ những món như bánh chưng, dưa hành, thịt đông, canh bóng hoặc canh măng ấm áp.
Mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả được bày biện cầu kỳ với 5 loại quả gồm chuối xanh, quả phật thủ, bưởi vàng, cam, quýt đặc trưng cho ngũ hành. Sự đơm hoa kết trái, viên mãn, tròn đầy.
Ẩm thực miền Bắc
Văn hóa Bắc Trung Nam góp phần mang lại sự phong phú, đa dạng cho văn hóa ẩm thực Việt Nam. Người miền Bắc có khẩu vị chuộng những món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ.
Chính điều đó đã tạo nên nét đặc trưng cho ẩm thực miền Bắc vừa tinh tế, đậm đà, vừa bình dị. Các món ăn tiêu biểu của người miền Bắc là phở Hà Nội, bún chả, bún thang, miến xào cua bể, bánh tôm Hồ Tây, thịt đông.
Lễ hội – món ăn tinh thần của người miền Bắc
Hầu hết những lễ hội đặc sắc ở miền Bắc thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm mới. Mỗi lễ hội đều có những bản sắc, nét đẹp truyền thống riêng mang dấu ấn của từng vùng đất. Một số dịp lễ quan trọng và thu hút được lượng lớn người dân tham gia có thể kể đến như lễ hội chùa Hương và chùa Bái Đính, lễ hội chùa Keo, hội gò Đống Đa.
2. VĂN HÓA MIỀN TRUNG TRONG 3 MIỀN
Đến với miền Trung, mọi người không chỉ có được ngắm nhìn khung cảnh biển thơ mộng. Hòa mình vào không khí mát mẻ, bên những bãi biển nổi tiếng như Nha Trang, Đà Nẵng. Mà còn có thể tìm hiểu kĩ hơn về những nét văn hóa và cuộc sống sinh hoạt của người dân ở khu vực này.
Khi nhắc đến miền Trung, khách ở mọi miền tổ quốc sẽ không khỏi ngỡ ngàng về một nền ẩm thực phong phú, những cảnh sắc tuyệt vời và những lễ hội khác biệt mà chỉ có miền trung mới có được.
Trang Phục Truyền Thống
Khi nhắc đến trang phục truуền thống Việt Nam điều đầu tiên mà mọi người dân Việt Nam hay kể cả bạn bè nghĩ đến đầu tiên chính là Áo dài. Áo dài là trang phục truуền thống ᴠà cũng là quốc phục của nước ta khi giới thiệu đến ᴠới bạn bè năm châu. Trước đâу, Áo dài là trang phục được diện hằng ngày không riêng gì lễ tết. Và còn được mặc khi đi học haу khi đi làm ở một số nơi yêu cầu mặc áo dài. Bên cạnh đó, Áo dài ᴠới màu ѕắc tím được xem là tượng trưng cho người con gái xứ Huế. Áo mang đến ѕự thủy chung, dịu dàng và kín đáo.
Phong tục Tết Nguyên Đán miền Trung
Miền Trung có sự giao thoa giữa phong tục Tết Nguyên Đán của cả miền Bắc và miền Nam. Bên cạnh đó, miền Trung còn có những phong tục truyền thống độc đáo, mới lạ.
Trưng đủ sắc hoa: Người miền Trung có thể trưng mai vàng, cúc vàng, quất hoặc các loại cây, hoa cảnh để bày trong dịp Tết.
Mâm cỗ Tết: Mâm cỗ miền Trung thường có cả bánh chưng và bánh tét. Những món ăn trên mâm cỗ Tết miền Trung thường có dưa món, giò lụa, thịt đông, gà luộc ,nem chua, thịt heo luộc, giá chua, măng ninh khô, bánh răng bừa hay các món đặc biệt khác như chả ram, nem lụi để dâng lên tổ tiên ngày Tết.
Mâm ngũ quả: Người miền Trung thường không cầu kỳ về mâm ngũ quả, họ thường cúng những loại quả ngọt ngào, tròn thơm như dừa, táo,mãng cầu, thăng long, xoài để cầu mong một năm mới an vui, thuận lợi.
Ẩm thực miền Trung
Văn hóa 3 miền Bắc Trung Nam có sự khác biệt rõ rệt qua ẩm thực. Những món ăn miền Trung thường có vị cay, mặn và màu sắc món ăn rất phong phú, rực rỡ thiên về màu đỏ và nâu sậm.
Điều đặc biệt của ẩm thực miền Trung là sự hài hòa, đan xen của hai lối ẩm thực cung đình và đường phố. Chính sự kết hợp hài hòa này đã khiến cho nền ẩm thực Trung trở nên đa dạng, phong phú và khác biệt.
Các món ăn đặc trưng của miền Trung gồm có bún bò Huế, bánh xèo, bánh đập, chả ram, bún cá,bánh tráng thịt luộc.
Lễ hội trong nét văn hóa người Miền Trung
Nếu ở phía Bắc thu hút mọi quan khách tham gia với lễ hội chùa Hương đầu năm. Thì miền Trung thu hút ấn tượng sâu sắc lớn với mọi người thông qua lễ hội Cầu Ngư vì đa số khu vực miền trung có bờ biển trải dài và nghề biển cũng trở thành một nghề truyền thống của những ai sống ở khu vực miền trung.
Đây là một lễ hội đã tạo bản sắc riêng biệt cho văn hóa miền Trung. Với những lễ nghi đặc sắc, phong phú mà không có địa điểm nào trên đất nước Việt Nam có được. Lễ hội Cầu Ngư là một phong tục tập quán được xem như nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của các ngư dân vùng biển Việt Nam. Cùng đấy, nhiều lễ hội nổi bật khác ở miền Trung không thể không kể đến như lễ hội Lam Kinh, lễ hội Dinh Thầy Thím.
Văn hóa miền Trung với những nét văn hóa đặc sắc và khác biệt. Giúp góp phần đem lại một bức tranh muôn màu cho nền văn hóa Việt Nam.
3. VĂN HÓA MIỀN NAM TRONG 3 MIỀN
Đến với miền Nam, ta không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên trù phú nơi đây. Ngoài ra, còn được thả mình vào bãi biển xanh mát nơi hòn đảo Phú Quốc, Quy Nhơn, Bình Thuận. Mà còn có cơ hội để tìm hiểu thêm nhiều về văn hóa, tập tục và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân khu vực nơi phía nam tổ quốc.
Áo bà ba – trang phục truyền thống Nam Bộ
Áo bà ba là trang phục truуền thống cho nam và nữ, đồng thời cũng là tượng trưng của người con gái miền sông nước Nam Bộ Tổng thể, thiết kế áo bà ba giống như chiếc áo phổ thông khác có cổ áo giữa taу dài ᴠà ngắn taу. Áo có cúc cài thẳng hàng khuy dài từ cổ thẳng хuống bụng. Thiết kế đơn giản ᴠà chất liệu được làm từ chất vải mềm mịn thoáng mát như lụa,…Nên giờ đây áo bà ba vẫn được mọi người ưa chuộng chưng diện trong mọi dịp. Như ở nhà, đi chơi, đi chợ hay tham gia các lễ hội ở địa phương…
Phong tục Tết Nguyên Đán miền Nam
Tết ở miền nam có lẽ là nơi để lại nhiều ký ức và kĩ niệm đối với những người con xa quê. Mỗi nơi mỗi vùng miền sẽ có mỗi phong tục khác nhau nhưng tết ở miền nam khác xa hoàn toàn ở miền trung và miền bắc.
Trưng mai vàng: Không biết từ khi nào, hình ảnh cành mai vàng rực rỡ lại trở thành biểu trưng cho ngày Tết cổ truyền của các gia đình miền Nam, Việt Nam. Nhà ai những ngày này không sắm được chậu mai lớn để trước nhà thì cũng phải mua vài cành bé xinh xinh. Rồi dán cả hoa giấy trang trí khắp tường, cửa thì mới thấy được không khí Tết.
Tùng, cúc, trúc, mai – Người xưa đưa cây mai vào trong bốn loại cây quý của dân tộc. Mai biểu trưng cho cốt cách cao quý, tinh thần bền bỉ không ngại khó khăn. Màu sắc tươi vui rực rỡ của loài hoa này lại càng hợp với những ngày đầu năm hơn bất kỳ loại hoa nào khác. Cũng như người Bắc chơi đào, Tết nào người miền Nam mà không chơi mai thì không phải là Tết nữa.
Mâm cỗ Tết
Mâm cỗ trong phong tục đón Tết miền Nam khác rất nhiều so với miền Bắc. Vì khí hậu quanh năm ổn định, kể cả vào những ngày đầu năm nên mâm cơm miền Nam phong phú hơn về các loại rau củ quả. Canh khổ qua là món ăn không thể nào thiếu trong ngày Tết người phương Nam vì nó mang một ý nghĩa biểu trưng đặc biệt – “ăn cho đau khổ qua đi”. Xua tan những khó khăn, khổ ải cho một năm mới may mắn, phát tài, phát lộc hơn.
Bên cạnh đó, mâm cỗ các gia đình miền Nam còn có thêm chả giò, tôm khô củ kiệu, gỏi gà, bánh tét… Nhìn chung thì những món này khá dễ ăn, nhẹ nhàng, không ngán…
Mâm ngũ quả
Người miền Nam lựa chọn mâm ngũ quả theo tên gọi: “cầu sung vừa đủ xài” với ước nguyện một năm sung túc đủ đầy. Cầu chính là mãng cầu, sung là trái sung, vừa là cách phát âm lái của trái dừa, tiếp theo là đu đủ và cuối cùng là xoài. Ngoài ra, người ta còn hay thêm một cặp dưa hấu đỏ lòng để cầu may mắn trong năm mới.
Khác với khu vực ngoài Bắc, người Nam không bao giờ bày chuối, cam hay lê, táo trên mâm ngũ quả. Vì cũng theo cách gọi tên thì những loại quả này tượng trưng cho sự không may như chúi nhủi, lê lết, quýt làm cam chịu… Toàn những điều chẳng lành.
Ẩm thực miền Nam
Văn hóa 3 miền Bắc Trung Nam có sự đa dạng, phong phú trong ẩm thực. Những món ăn người miền Nam thường được nêm nếm ngọt, béo, dùng nhiều đường, nước cốt dừa.
Các món ăn tiêu biểu của người Nam là cá lóc nướng trui, gỏi cuốn, bún mắm, hủ tiếu Nam Vang, bánh bò.
Một số lễ hội mang nét đặc trưng của miền Nam
Lễ Hội Tống Ôn là một tục lễ có từ rất lâu đời ở miền Nam
Lễ Tống Ôn là một tục lễ có từ rất lâu đời ở vùng đất Nam Bộ tuy ngày nay không còn được phổ biến như trước nữa. Nhưng vẫn còn nhiều địa phương như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, An Giang,… tổ chức. Mặc dù những ngày lễ này không thống nhất ngày giờ với nhau. Tuy nhiên đều có điểm chung là đơn vị ở những nơi thờ tự như chùa, miễu,… Tục lễ này có vào thời còn khai hoang lập địa cần có nhiều dịch bệnh gây hại cho con người.
Do đó họ làm lễ Tống Ôn có nghĩa tống tiễn, xua đi những tà khí, dịch bệnh gây hại cho con người. Để chuẩn bị làm lễ Tống Ôn họ chuẩn bị các đồ vật cúng thần trước và một chiếc thuyền để các đồ vật vừa cúng thần. Xong rồi thắp nhang khấn vái đem ra sông thả thuyền trôi theo dòng nước. Với ước muốn đem đi những điều xui xẻo, bệnh tật, được tai qua nạn khỏi. Hướng tới một cuộc sống an lành và hạnh phúc.
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu tại Thủ Dầu
Lễ chùa Bà hàng năm được tổ chức vào 3 ngày; từ 13 đến 15 tháng 1 âm lịch ở Bình Dương. Ðêm 13/1 âm lịch, nhân dân ở thị xã Thủ Dầu Một bày bàn ra trước nhà; để cúng tế chuẩn bị cho lễ rước Bà ngày hôm sau. Dân chúng các vùng lân cận cũng đổ về đây khá đông.
Sáng 14 lễ rước Bà được tổ chức theo nghi thức cổ truyền. Lúc này, kiệu Bà được rước đi khắp các đường phố. Bên cạnh đó là những đội múa lân, sư tử, rồng, cờ xí ngợp trời. Ngày 15/1 dân chúng lại kéo nhau về chùa Bà để thắp hương cúng lễ. Họ cầu phúc, cầu lộc cho năm mới. Hội chùa Bà Thiên Hậu, Bình Dương; là một lễ dân gian mang những nét văn hoá độc đáo riêng của vùng Ðông Nam Bộ.
Lễ Hội Nghinh Ông hay lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng
Lễ hội Nghinh Ông hay lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng là lễ hội có truyền thống đâu đời của ngư dân miền duyên hải, và của những người đi biển. Đây chính là một lễ hội tưởng nhớ công ơn của loài cá voi – Vị thần Đại tướng quân Nam Hải đã nhiều lần cứu giúp người dân vượt qua sóng to gió lớn ở ngoài biển khơi. Hằng năm lễ hội được tổ chức trong vòng ba ngày.
Nhưng lại không thống nhất về thời gian giữa các địa phương. VD ở Bình Đại, Bến Tre lễ hội được cử hành vào ngày 16/6 âm lịch. Còn ở Thắng Tam thì 16/8 âm lịch. Đi dọc theo miền duyên hải Nam Bộ du khách sẽ bắt gặp nhiều ngôi đền, miếu thờ cá ông. Đặc biệt nhất là ở đình thờ cá Ông ở xã Cần Thạnh; có bộ xương cá Ông dài đến 12m, ở Vũng Tàu có bộ xương dài tới 25m.
Trên đây là những phong tục quán, lễ hội của từng vùng trên khắp Việt Nam. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn về nền văn hóa của Việt Nam nhé!